Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn ngon mà bổ


Không được nhiều người biết đến như bánh cuốn nóng Nam Định hay bánh cuốn Thanh Trì nhưng bánh cuốn trứng Lạng Sơn vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho thực khách khi đến thăm xứ Lạng êm đềm.
Vẫn là bánh cuốn với gạo được xay mịn thành bột rồi tráng mỏng nhưng điểm khác của bánh cuốn trứng Lạng Sơn với các loại bánh cuốn khác bởi lớp nhân bên trong và nước dùng được chế biến rất lạ. Bánh cuốn trứng xứ Lạng đặc biệt bởi nhân trứng gà lòng đào thơm ngậy bên trong lớp bánh ăn kèm với nước dùng được ninh từ xương ống, cho thêm gia vị hành, mùi, tiêu, ớt… hoặc nước giấm đường pha với xì dầu. Khi ăn, hương vị dẻo quánh của bánh cuốn quyện với vị ngậy thơm của trứng sẽ làm thực khách vương vấn mãi.
banhcuontrung1_banhbeobi.com.vn
Để có thể chế biến được chiếc vỏ bánh cuốn mềm, dẻo mà lại dai, người đầu bếp phải chọn được loại gạo ngon, đều hạt. Người vùng cao thường sử dụng gạo nương với hương vị đặc trưng, đậm đà của miền sơn cước. Gạo nương sẽ được đem xay thành bột rồi hòa với nước theo một công thức nhất định sao cho không quá loãng cũng không quá đặc để lớp vỏ bánh đạt được độ mềm dẻo nhất.
Người nấu dùng gáo múc một gáo bột láng đều và mỏng lên một chiếc nồi hấp. Chiếc nồi này có cấu tạo khá đặc biệt, nó được căng một lớp vải mỏng, đường kính chừng 50cm, người ta sẽ quệt lên đó một lớp mỡ để khi tráng bánh bột sẽ không bị dính. Rồi nhanh chóng đậy nắp nồi lại đợi chừng 30 giây cho bột chín tới, giở nắp vung đập vào giữa lớp bánh tròn một quả trứng gà. Trứng được hấp trong lá bánh, chín tái đủ để tạo một lớp màng mỏng quanh lòng đỏ, giúp trứng không bị vỡ.
banhcuontrung2_banhbeobi.com.vn
Tiếp theo, người nấu sẽ dùng một chiếc đũa tre dẹp khéo léo lật từng góc mép bánh cuộn lại vuông vắn ôm ấp lấy nhân trứng bên trong, trông rất đẹp mắt và bày ra đĩa, rải thêm một lớp thịt nạc băm nhuyễn xào với hành ngò. Nước chấm ăn với bánh cuốn là nước ninh từ xuơng ống trộn với thịt băm, thêm chút gia vị đường, ớt, rau mùi băm nhỏ… tùy theo sở thích của mỗi người. Đa phần người dân bản địa xứ Lạng thích dùng nước chấm làm bằng giấm hơn. Không dùng bất cứ loại giấm nào khác mà phải là loại giấm đường của người địa phương làm. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị thơm, chua chua, ngọt ngọt chứ không chua gắt như các loại giấm khác. Trộn đều giấm, xì dầu, đường, thịt và rau mùi đun nóng lên. Khi ăn vị thanh thanh của giấm quyện với vị ngậy của trứng sẽ làm thực khách không có cảm giác bị ngấy.
banhcuontrung3_banhbeobi.com.vn
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn phải được thưởng thức ngay khi còn nóng hổi mới ngon. Vì vậy, chỉ khi thực khách ngồi vào bàn, người bán hàng mới bắt đầu làm từng mẻ bánh. Bên cạnh bánh cuốn trứng, những thực khách không thích dùng trứng còn có thể thưởng thức món bánh cuốn thịt băm. Người bán hàng sẽ tráng một lớp bột mỏng lên mặt vải của nồi hấp, đợi chừng 30 giây cho lớp bột vừa chín, dùng đũa dẹp chia lớp bánh tròn thành hai phần rồi khéo léo cuốn lớp bột vào chiếc đũa đặt lên khay, tưới thêm một lớp thịt băm cuộn lại bày ra đĩa. Thực khách xắn từng miếng bánh cuốn thịt nhúng vào bát nước dùng nóng hổi cảm nhận được vị ngon, mềm mà dẻo quánh.
banhcuontrung4_banhbeobi.com.vn
Ngồi quanh bếp than hồng nghe củi gỗ bị đốt cháy nổ tí tách nhâm nhi bát nước vối nóng, thưởng thức bánh cuốn trứng với nước chấm đơn giản là một chén nước thịt kho, lớp nước mỡ thật dày cùng với ít rau sống sẽ thấy xứ Lạng thật bình yên. Điều thú vị hơn là khi ăn bánh người dùng phải đưa miếng bánh vào miệng khéo léo để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng hòa lẫn với vị béo béo ngậy ngậy, mặn ngọt của nước thịt kho mới thấy hết được sự tinh tế trong ẩm thực của vùng quê này.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Món bánh ướt "phải ăn 20 đĩa mới đủ no" gây sốt ở Sài gòn

 Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/banh-cuon-banh-uot/mon-banh-uot-phai-an-20-dia-moi-du-no-gay-sot-o-sai-gon.html
Có người gọi đây là bánh cuốn vì rõ ràng phải cuốn nhân vào trong, có người lại một mực gọi đây là bánh ướt vì khi dọn ra chỉ có… lá bánh ướt và “tên khai sinh” là bánh ướt kia mà.
Dù là cái tên nào, thì món ăn này cũng hết sức độc đáo, vui miệng, đang âm ỉ tạo nên cơn sốt trong lòng giới trẻ Sài Gòn. “Bánh ướt trùm mền” khá nổi tiếng trên  Buôn Mê Thuột , thường được dân du lịch gọi dễ nhớ bằng tên bánh ướt dĩa Buôn Mê. Vậy nhưng, xuống đến Sài Gòn, bánh ướt Buôn Mê được giới trẻ hài hước đặt thành “bánh ướt trùm mền” hay “bánh cuốn trùm mền” bởi cách ăn có một không hai của chúng.

Không dễ tìm được chỗ ăn bánh ướt  Buôn Mê, duy có một quán nằm trên đường Nam Kì Khởi Nghĩa quận Phú Nhuận, cùng hướng với chùa Vĩnh Nghiêm, đoạn xe chạy về quận 1. Quán nằm trong hẻm, vừa vào hẻm to là thấy, chẳng có biển hiệu gì trừ cái tấm bạt to căng chữ “bánh ướt dĩa Buôn Mê” cùng mấy cái bàn, cái ghế gỗ.
banh-uot-buon-me-1
Một phần bánh ướt dĩa Buôn Mê hay bánh ướt “trùm mền”
banh-uot-buon-me-2
Thịt nướng

banh-uot-buon-me-3
Bánh ướt lá dọn ra với mỡ hành và ruốc tôm xay.

Bánh ướt Buôn Mê từ cách ăn cho đến các món ăn kèm quả rất khác lạ với sân Sài Gòn. Khi dọn ra, người ăn sẽ hơi giật mình vì sao chỉ có một lá bánh ướt duy nhất trên đĩa, phết mỡ hành và rắc ruốc tôm. Khoan nóng vội, bạn hãy chờ cho đĩa  thịt nướng thơm lừng, đậm đà với lá rau quế xắt nhuyễn phủ bên trên được dọn ra. Tiếp đó, là xoài chua bào sợi, cải chua và chén mắm nêm pha với công thức riêng chẳng mùi vị mắm nêm nào ở Sài Gòn giống vậy.

Cách ăn như sau: cho thịt nướng, xoài, cải chua vào giữa lá bánh, dùng đũa cẩn thận gói lại. Công đoạn này, với người mới ăn thật là thú vị. Vì lá bánh ướt mỏng dai, ai ham ăn thì cho nhân thật nhiều thành ra khó mà gói cho nhân nằm gọn trong lá bánh. Cứ thế mà cái tên “bánh ướt trùm mền” ra đời vì kiểu gì nhìn cũng giống như đang đắp mền cho miếng thịt bên trong bằng lá bánh ướt.

banh-uot-buon-me-4
Cuốn các thức dùng kèm vào trong lá bánh ướt.

banh-uot-buon-me-5
Dùng đũa “trùm mền” lại.

Sau khi tỉ mỉ “trùm mền”, gói ghém cho đừng lọt nhân ra ngoài, người ăn sẽ dùng đũa chấm ngập phần bánh vào chén mắm nêm được pha đậm, nhưng cũng vừa đủ nhạt để có thể chấm ướt cả cuốn bánh mà ăn không bị mặn quá. Tuy nhìn có vẻ ít ỏi, ăn hương ăn hoa, nhưng bạn yên tâm vì cứ vừa dứt hết đĩa bánh với lá bánh mỏng này, thì phục vụ sẽ đưa tiếp một đĩa khác vào ngay tắp lựa. Chẳng mấy chốc, chồng đĩa ăn của bạn đã cao lên gần…đến mặt. Thực khách ăn lửng bụng đếm đĩa, giật mình mới thấy mình ăn hết mười mấy hai mươi đĩa rồi.
banh-uot-buon-me-6
Chấm ngập vào chén mắm nêm.

Bánh ướt Buôn Mê hay bánh ướt “trùm mền” ngon ở chỗ ăn vui, đi với hội bạn đông thì còn vui hơn. Khi ăn, vị của bánh cân bằng hài hòa giữ cái dai mềm của lớp bánh ướt, vị béo của mỡ hành, mặn mòi thơm lừng của thịt nướng, rồi cái chua cái giòn của xoài, cải chua, thêm mùi mắm nêm nồng nàn làm ai ăn xong, dù no rồi, vẫn cứ thòm thèm gói gói cuốn cuốn ăn tiếp nữa..

banh-uot-buon-me-7
Mỗi khách trung bình ăn từ 15 – 20 đĩa.

Ở quán Bánh ướt Buôn Mê này, một đĩa bánh có giá chỉ 1 nghìn đồng, xoài, cải chua cũng thế. Thịt nướng một đĩa 10 nghìn đồng. Sau một bữa ăn no nê, đếm số đĩa, một người chỉ khoảng 30 – 35 nghìn là no bụng, ngon lành. Điểm trừ của quán là khi khách đông, phục vụ không xoay sở kịp hết, nên khách phải vừa nói chuyện vừa chờ bánh, lúc bụng đói thì thật là sốt ruột. Quán bán từ 2 giờ chiều đến 10 giờ tối.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Hướng dẫn cách làm bánh bèo chuẩn nhất

Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/am-thuc/huong-dan-cach-lam-banh-beo-chuan-nhat.html
Bánh bèo được coi là loại bánh dân dã đặc sản của miền trung và loại bánh này đã được tiếp đón và có nhiều biến tấu trên khác nhau cả nước. Với phần vỏ bánh làm từ bột thanh nhẹ hòa quyện cùng với phần tôm cháy và đậu xanh tơi xốp dùng với nước mắm ớt cay nồng, chắc chắn đây là món ăn chơi không thể thiếu của các chị em. Mời các bạn hãy cùng vào bếp nấu ăn thử qua những cách làm bánh bèo sau đây nhé.

Hướng dẫn cách làm bánh bèo

Nguyên liệu
– 1 gói bột gạo trộn, giống hình ảnh
– 3 muỗng canh bột sắn
– chén nước
– 1 thìa muối
– 2 muỗng canh dầu ăn
– 1 túi nhỏ thịt lợn xay
– 1 bó hành lá xắt nhỏ
– 3 muỗng canh dầu ăn
– Muối và hạt tiêu
– Nước mắm chàm
Cáchh làm
– Cho muối và hạt tiêu vào tôm, trộn đều, đặt sang bên, để ráo và cho vào máy xay, xay nhỏ.
– Đun nóng chảo với 3 muỗng canh dầu ăn, thêm hành lá, khuấy đều và tắt bếp, bỏ sang bên.
cach-lam-banh-beo-1
– Cho nước vào nồi hấp và đun sôi. Trong bát trộn lớn, kết hợp nước, bột gạo, muối, bột sắn, dầu và khuấy đều.
– Chuẩn bị khuôn làm bánh, khuấy đều hỗn hơp bột, sau đó múc từng muôi bột trộn vào từng ngăn bánh, sau đó cho nhân tôm vào và hấp đến khi bánh chuyển màu đục đục.
– Bỏ bánh ra ngoài, để nguội rồi nhẹ nhàng dùng dao lách nhẹ, lấy bánh ra đĩa. Tránh xếp chồng lên nhau vì bánh sẽ bị dính và vỡ.
cach-lam-banh-beo-2

– Món này ăn cùng nước chấm chua ngọt rất ngon.

cach-lam-banh-beo-3


Cách làm bánh bèo tôm khô thịt xay

– Làm bao nhiêu loại bánh ngọt Tây rồi, nhưng khi làm các món bánh dân dã của VN mình cũng thấy hơi ngại. Các loại bánh của VN thường làm với các loại bột gạo, bột ngô khoai sắn và thường chỉ có vậy, không có những loại bột và nguyên liệu “hầm bà lằng” khác như với bánh ngọt Tây. Ấy vậy mà mỗi lần làm bánh VN cũng không phải đơn giản.
– Như chiếc bánh bèo chén này chẳng hạn. Đây là chiếc bánh bèo mình mô phỏng lại những chiếc bánh được ăn trong chuyến đi du lịch cuối năm ngoái. Bánh bèo chén được hấp trong những chiếc chén nhỏ và nông, khi ăn thì ăn luôn trong chén chứ không phải lấy bánh ra đĩa như mình thế này. Âu cũng là vì nhà mình chỉ có mỗi 2 cái “chén” gần đạt tiêu chuẩn để làm bánh bèo chén. Thực chất nó là 2 cái đĩa nhỏ nông nông hay dùng để đựng gia vị chấm thì đúng hơn. Thế cho nên hấp xong cái bánh là mình phải lấy ra khỏi chén để còn đổ muỗng bột khác vào hấp tiếp. Vì thế mà làm xong mẻ bột gạo đã pha cũng mất khơ khớ thời gian và lách cách đủ thứ.
– Nhưng mà thôi, ngày cuối tuần mà, làm cho mình bận rộn chút trong bếp cũng không sao, nếu không lại nằm dài rất vô nghĩa .
– Bánh bèo cũng có rất nhiều phiên bản khác nhau tùy theo từng vùng miền. Có nơi thì phải làm mỡ hành, trùi, cả 1 chảo dầu nóng cho vào phi thơm hành lá lên, ăn khá là “dầu mỡ”. Có nơi còn có cả bì hay tóp mỡ gì đó rán vàng lên, ăn cũng rất ngậy béo. Cầu kì hơn là làm ruốc tôm, hay còn gọi là tôm chấy. Có nơi có thịt xay, có nơi thì chỉ có ruốc tôm thôi.
– Lựa chọn của mình là làm đơn giản, không ngấy, bớt dầu mỡ. Và thế là mình làm những chiếc bánh bèo này với tôm khô có sẵn trong nhà. Tôm xào lên với ít thịt xay ướp mắm tiêu thơm lừng. Hành lá khi ăn thì rắc lên trên bánh rồi chấm kèm nước chấm. Giá mình chịu khó thêm tí nữa “chấy” tôm để làm ruốc thì món ăn sẽ thêm nhiều phần hấp dẫn. Nhưng với nhà mình, chiếc bánh bèo thế này ăn dễ chịu hơn, không ngấy, thơm ngọt vị thịt và vị tôm khô.
cach-lam-banh-beo-4
Nguyên liệu và cách làm:
* Phần bánh bèo:
– 200g bột gạo
– 20g bột năng
– 500ml nước
– Hòa tất cả các nguyên liệu với nhau. Để yên bột nửa tiếng. Trước khi hấp thì cho chút muối vào bột, quấy đều.
* Nhân tôm thịt:
– 150g thịt xay
– 50g tôm khô loại nhỏ
– mắm, tiêu
– hành lá, thái nhỏ
Làm phần nhân: tôm khô ngâm nước cho mềm. Thịt xay ướp với mắm, tiêu. Cho tôm và thịt vào chảo đảo cho tôm và thịt chín đều. Bắc ra khỏi bếp. Trộn hành lá thái nhỏ vào.
– Chuẩn bị nhiều chén nhỏ, nông và 1 nồi hấp lớn chứa nhiều nước sôi. Hơi nước trong nồi hấp càng nhiều thì bánh càng mau được hấp chín.
– Đổ bột và các chén nhỏ đến lưng chén (không đổ quá đầy). Cho vào nồi hấp chừng 5 phút là bánh chín.
(Nếu không có nhiều chén thì sau khi bánh chín dùng kẹp mỏng hoặc dao mỏng lấy bánh ra khỏi chén và xếp lên đĩa. Lại đổ thêm bột vào chén và cho vào nồi hấp tiếp).
– Cho nhân tôm thịt và hành vào tâm mỗi chiếc bánh.
* Nước chấm:
– Pha nước chấm gồm có mắm + nước lọc + nước chanh + đường + ớt quả. Nếm nước chấm có vị chua mặn ngọt hợp khẩu vị là được.
cach-lam-banh-beo-5

Cách làm bánh bèo đổ chén

– Dùng loại chén đất, trẹt, đường kính miệng chén chừng 10cm, chén cao 03cm. Hoặc tùy thích chọn loại nhỏ hơn một chút.
– Xửng hấp lớn. Chuẩn bị sẵn xửng nước nhiều và để nước sôi lớn lửa.
cach-lam-banh-beo-6
- Phân lượng bột: 1 phần bột gạo + 1/8 phần bột năng + 2 phần nước (thí dụ: 1 chén bột gạo khô + 1/8 chén bột năng + 2 chén nước hơi ấm + 1/3 muỗng cà phê muối).
– Nếu dùng bột khô thì đây chính là lý do nhiều khi đổ bánh chất lượng không đều dù cũng từng ấy bột, nước … vì các bạn sẽ không biết chắc bột khô mình đang sử dụng làm từ loại gạo cho ra cơm dẻo hay khô.
– Hoặc các bạn có thể tự xay bột với một loại gạo ngon nào đó. Và cũng dùng phân lượng nước là 1 chén gạo + 2 chén nước (phần bột năng có thể dùng bột khô). Sau khi pha nước, phải để qua nửa giờ cho bột nở.
Lưu ý: Bột năng có tác dụng làm cho bánh trong và dẽo. Nếu bạn có bột gạo ngon, cho ra bánh dẻo, trong thì không cần phải cho bột năng. Các bạn cũng có thể mua bột pha sẵn ở ngoài siêu thị
- Đổ bánh: Để cho bánh trũng ở giữa, chén đổ bánh phải hấp nóng và nước hấp trong xửng phải nhiều, sôi mạnh. Luôn nhớ khuấy bột đều tay trước khi múc vào chén. Sắp chén vào xửng, để cho chén nóng lên trong vài phút, múc đổ bột vào trong lúc chén còn đang nóng
– Lượng bột đổ vào chỉ ½ chén là vừa nhưng còn tùy vào độ đặc hay loãng của bột – nếu bột quá đặc, bánh không trủng, còn nếu bột quá loãng, bột sẽ nở trào.
– Bạn nên đổ thử 1 chén, để nguội xem thử bánh mềm hay cứng; tùy khẩu vị, nếu muốn mềm, thêm vào chút nước; nếu muốn cứng, để cho bột lắng xuống, múc bỏ bớt phần nước trong.
– Sau khi châm bột vào, hạ bớt lửa, khi xong một mẻ bánh thì mới mở lửa lớn lên lại. Hấp trong khoảng 4 – 6 phút cho mỗi mẻ bánh, khi bánh chín, lấy ra để nguội. Bạn phải cần đến hàng trăm cái chén nếu muốn dọn bánh ra từng chén! Còn không, sau khi để vừa nguội cho cứng bánh, lóc bánh ra, sắp vào khay, mâm… dùng khăn vải sạch đậy lại. Vét lau sạch chén, hong lại cho chén nóng mới đổ tiếp.
cach-lam-banh-beo-7

Cách làm bánh bèo đổ khuôn

Hiện ở VN có nhiều người kinh doanh bánh bèo sử dụng một loại khuôn bằng nhôm hoặc inox dày, hình tròn, đường kính khoảng 30cm. Mặt khuôn có dập trũng nhiều lổ tròn đường kính từ 5 – 7cm, rất tiện để đổ nhanh và nhiều vì có thể sắp 3 – 4 khuôn một lần vào xửng. Nếu đổ bánh bằng khuôn này, sau khi đổ, phải lóc bánh ra. Và làm nóng khuôn bằng cách cho khuôn trống vào xửng trước, để nóng khuôn lên rồi mới châm bột vào.
cach-lam-banh-beo-8
– Dù đổ bằng chén hay khuôn, lưu ý bánh bèo phải để nguội khoảng 2 – 3 giờ sau khi đổ, bánh mới ngon.
– Lưu ý: Ở Huế, có người thích đổ bánh bèo nhỏ rất mỏng và mềm, bánh sau khi chín chỉ dày chừng 4 – 5mm, ăn với tôm cháy. Ngược lại những vùng như Quảng Nam, Quảng Ngãi… lại đổ chén lớn, bánh hơi cứng, dày đến 2cm, ăn với nhân tôm thịt băm, đậu xanh.
- Tóp mỡ: Mỡ gáy cắt hột lựu nhỏ, cho vào chảo để lửa vừa ra mỡ nước, để cho tóp mỡ trở vàng dòn, vớt ra để nguội, chứa trong hủ lọ đậy kín. Tùy thích thay tóp mỡ bằng ruột bánh mì thường hoặc bánh mì sandwich, cắt miếng vuông hột lựu chiên vàng với dầu. Lưu ý khi chiên, bánh mì rất dễ cháy, đừng để dầu quá nóng, dùng vá lổ vớt nhanh tay khi bánh vừa trở vàng dòn.
- Hành phi: Hành lá hoặc lá boa rô cắt nhuyển, phi thơm bằng dầu hoặc mỡ nước với phân lượng cứ 1 muỗng hành + 2 muỗng dầu. Khi phi hành, để dầu nóng vừa, cho hành vào là tắt bếp, đảo đều, sao cho hành còn sắc xanh sau khi phi.
- Tôm chấy (chà bông): Dùng tôm tươi hấp chín lột vỏ lấy nạc. Hoặc tôm khô con nhỏ ngâm với một lượng nước ấm vừa đủ sấp mặt tôm, khi tôm nở mềm là vừa đủ hút hết phần nước ngâm để không mất vị ngọt của tôm. Giã tôm cho mịn nhuyễn, cho tôm giã mịn vào chảo, để chảo vừa nóng ấm, đảo đều tay cho đến khi tôm thật khô và tơi hẳn ra. Dùng rây kim loại, chà tôm qua rây để có được tôm chả bông thật mịn. Để nguội hoàn toàn, cất trong hủ lọ có nắp đậy kín.
- Tôm thịt xào: Dùng phân lượng 3 phần thịt heo nạc dăm + 1 phần tôm tươi. Băm nhuyễn tôm thịt, ướp trộn đều với ít muối, tiêu… tùy khẩu vị. Xào chín tôm thịt với chút dầu phi hành lá vừa đủ. Thêm vào 4 phần sốt cà chua đặc + 2 phần nước, nấu sôi và nêm lại tùy khẩu vị.
- Đậu xanh: Đậu xanh cà sạch vỏ, vo rửa. Nấu chín với một lượng nước vừa đủ như nấu cơm, khi đậu chín mềm, nước vừa cạn, dùng đũa cả đánh cho đậu mịn nhuyển. Cho vào đậu tán mịn ít dầu hoặc mỡ nước theo phần lượng: 1 lon đậu + 1 muỗng súp dầu + ½ muỗng cà phê muối, đánh cho đều. Sau khi đánh nhuyển, đậu phải còn ở dạng mềm ướt, điều này tùy vào việc canh nước đừng để cho đậu chín khô.
- Nước mắm: Tùy vào chất lượng nước mắm đang sử dụng có độ đạm như thế nào, có thể tạm dùng công thức: 1 phần nước mắm + 3 hoặc 4 phần nước lọc, thêm đường từ từ cho có độ ngọt tùy khẩu vị – thường là bánh bèo chén dùng nước mắm pha loãng, ngọt nhẹ, thêm tỏi ớt giã nhỏ vừa đủ thơm chứ không cay – để riêng ít ớt băm xào với tỏi để tùy thích nêm thêm ít chanh để có vị chua nhẹ.
- Trình bày món ăn: Lóc bánh ra dĩa, mỗi dĩa 3 – 5 cái hoặc dọn từng chén. Láng lên mặt bánh ít hành phi, rắc ít tôm chà bông, vài miếng tóp mỡ. Hoặc dùng nhân tôm thịt xào có hay không đậu xanh.
cach-lam-banh-beo-10

– Chúc các bạn thành công với cách làm bánh bèo đơn giản nhé.

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Muôn vẻ các loại bánh bèo

1. Bánh bèo Huế
banhbeo-hue
Bánh bèo vốn rất quen thuộc với người dân miền Trung
bởi hương vị đồng quê nhuần khiết và hiền lành.
Ở Huế, bánh bèo mỏng, nhỏ, điểm thêm tôm chấy màu đỏ tươi trông thanh cảnh, nhẹ nhàng. Nguyên liệu làm bánh chỉ là gạo xay thành bột mịn, đem trộn với nước, chờ vài phút để có độ dẻo vừa phải, sau đó múc vào từng chén nhỏ, xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín, cho thêm gia vị như: tôm giã thật nhỏ, một ít dầu béo thực vật rưới lên chén bánh trước khi ăn. Nước chấm bánh bèo được nấu từ tôm tươi nên vừa có vị ngọt, vừa béo.
2. Bánh bèo Hà Nội
cach-lam-banh-beo-mien-trung-kieu-hue-3
Bánh bèo phố cổ Hà Nội được điểm xuyết thêm một chút hành phi thơm vàng ươm.
Hà Nội tuy không phải là cái “nôi” nối tiếng của bánh bèo, nhưng Hà Nôi được coi là đất “tứ phương hội tụ” chẳng của gì thức gì không có, không quen với người Hà Nội.
Món Bánh bèo cũng vậy. Ngoài những cái tên thương hiệu như bánh bèo Huế và bánh bèo Quảng Nam, bánh bèo Nam Bộ, người dân Hà Nội nay có thêm cái tên nữa - bánh bèo phổ cổ Hà Nội.
Bánh được làm bằng thứ gạo dẻo, lá bánh mỏng manh, trắng muốt được đặt trong chiếc chõ hấp lúc nào cũng nóng hổi, rồi rưới thêm mỡ hành và thứ nhân "độc chiêu" khác với bánh bèo Huế hay Quảng Nam. Đó là thịt nạc băm nhuyễn, trộn với nộm (gồm nấm hương, mộc nhĩ, củ đậu, đu đủ hoặc su hào, hạt tiêu, dầu hào xào chung). Mỗi đĩa bánh được điểm xuyết thêm một chút hành phi thơm vàng ươm. Khi ăn, khách chỉ việc lấy đũa, gắp một miếng bánh bèo với chút nhân, chấm nước mắm chua ngọt hấp nóng và rưới thêm hành mỡ phi thơm.
3. Bánh bèo Miền Nam
BanhBeoMienNam
Người miền Nam ăn bánh bèo kèm thêm nhiều thứ như chả Huế, nem nướng....
Vào đến Sài Gòn, bánh bèo Huế được thêm thắt nhiều thứ như chả Huế, nem nướng... để phù hợp với phong cách ăn uống của người miền Nam. Khách đến quán bánh bèo chợ Bàn Cờ không chỉ vì miếng bánh bèo nho nhỏ, xinh xinh kiểu Huế mà còn bởi chiếc nem chua nướng nóng hổi, miếng chả be bé nhưng nhiều tiêu và mùi thơm ngon của chén nước mắm có pha ớt màu đỏ rói (không phải những miếng ớt xanh xé nhỏ cay nồng). Đến những quán này, người Huế cứ chép miệng tiếc: “Còn chi nữa Huế ơi!”. Nhưng với dân Sài Gòn thì ăn thế mới ngon và không thấy ngán. Tuy vậy, nếu muốn tìm đúng hương vị của Huế, người ta vẫn có thể đến các nhà hàng, quán ăn Huế ở Sài Gòn để thưởng thức.
4. Bánh bèo bì Bình Dương
Bánh bèo bì Dì Tám Bình Dương
Bánh bèo bì Dì Tám Bình Dương có món bánh bèo bì nổi tiếng
Bánh bèo bì ngon nhất là ở phần bì và nước mắm. Bì là hỗn hợp thịt và da lợn thái mỏng trộn thính và thêm gia vị cùng tỏi để tạo mùi vị và độ thơm. Về bánh bèo trắng lại có một số thành phần phụ giúp món bánh ngon và hấp dẫn hơn là đậu phộng giã nhuyễn, rau giá và dưa leo cắt sợi mỏng, đồ chua, hành phi thơm giòn.... Ăn bánh bèo bì phải chan nước cốt dừa, nước mắm ngọt pha loãng, như chan canh, mới ngon.
5. Bánh bèo chan nước sốt
banh-beo-Quy-Nhon
Bánh bèo chan nước sốt ăn với một chút nước mắm và nước xốt sền sệt
được làm từ cà chua, củ sắn, tôm khô, thịt nạc.
Nếu bánh bèo bì ăn kèm với nhiều thứ khá gia giảm thì bánh bèo chan nước xốt lại rất giản đơn. Đó là loại bánh to và dày, ăn với một chút nước mắm và nước xốt sền sệt được làm từ cà chua, củ sắn, tôm khô, thịt nạc. Nước sốt ngon khi múc phải kéo chỉ như lưu luyến không rời chiếc nồi đang bốc khói nghi ngút. Ăn bánh bèo chan nước sốt cũng có thú riêng khi cả nhóm ngồi túm tụm trên chiếc ghế thấp lè tè vừa trò chuyện huyên thuyên, vừa chất chén thành từng chồng cao trông thật vui mắt.
Loại bánh bèo này ít nơi bán vì người ta phải tốn công, tốn than giữ lửa để nồi xốt luôn nóng, không nhàn hạ như bán các loại bánh bèo khác.
Tuy là món ngon đường phố nhưng nhiều nhà hàng sang trọng  khắp Nam - Bắc cũng có món này trong thực đơn của mình. Chiếc bánh bèo nhỏ bằng đầu ngón tay cái, dày cui nhìn núc ních, lạ mắt, ăn kèm với nước chấm, rắc thêm mè, hành hay chan nước sốt tùy khẩu vị từng nơi nên béo ngậy, bùi bùi, ăn mãi mà không thấy ngán.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Bánh cuốn ngọt miền Tây, lạ lạ quen quen

Nếu là dân miền Tây thứ thiệt thì sẽ không thể không biết đến một loại bánh cuốn ngọt hay còn gọi là bánh ướt ngọt, nếu trước đây đi khắp miền Tây ta sẽ dễ dàng bắt gặp loại bánh này được bày bán. Nhưng hiện nay, loại bánh này đã khó tìm.
banh-cuon-ngot1
Bánh cuốn ngọt miền Tây còn gọi là bánh ướt ngọt
Bánh ướt ngọt mới nghe đã thấy ngọt, ngọt từ trong bánh ra ngoài, ngọt lòng những đứa con Nam bộ xa xứ
Vỏ bánh được làm bằng bột, bột năng, bột gạo, bột sắn dây, vì vậy vỏ bánh rất dai hơi hơi giống bánh da lợn, nhung không cứng, ko quá cũng không quá mềm, vị ngọt có thể gia giảm tùy ý.
Đặc biệt để qua ngày hôm sau trong tủ lạnh mà bánh vẫn còn độ dẽo trong, chỉ cần hâm cho ấm là ăn y như mới làm
banh-cuon-ngot2-banhbeobi.com.vn
Vỏ bánh càng mỏng càng ngon
Mỗi lá bánh mỏng mịn, xanh mướt màu lá dứa hay vàng ngà màu đường điểm xuyết thêm màu xanh vàng của đậu xanh cùng màu trắng của các sợi dừa đã tạo nên một nét hấp dẫn và độc đáo riêng. Nhân bánh gồm đậu xanh nấu chín, khoai môn nấu chín, dừa bào thành sợi nhỏ.
banh-cuon-ngot-nhan-banh-banhbeobi.com.vn
Nhân bánh làm từ đậu xanh, khoai môn và cơm dừa nạo
Khi tráng bột bánh phải thật khéo sao cho lá bánh càng mỏng càng ngon bởi vì điểm đặc biệt nhất của bánh cuốn là mỏng và trong đến mức có thể nhìn rõ phía sau nên từng được ví là thứ bánh “gió thổi bay”
Vỏ bánh dai, mềm, có vị béo của dừa, vị bùi của đậu xanh và khoai môn, kết hợp với chén muối mè thơm lừng không còn gì ngon hơn nữa. Bánh cuốn ngọt có thể được xem là một món ăn thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn, vị ngon tinh tế so với các loại bánh ngọt khác.
Băng Tâm tổng hợp


Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Cách làm 4 món cuốn ngon lạ miệng cuối tuần

Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/am-thuc/cach-lam-4-mon-cuon-ngon-la-mieng-cuoi-tuan.html
Ngày nghỉ, ngày lễ, bạn có thể tham khảo cách làm một số món ăn ngon lạ đổi vị cho cả nhà...
1. Cuốn thịt luộc tôm chua
cuonthitluoc
Nguyên liệu:
  • 200g tôm chua Huế, 150g thịt nạc heo.
  • 1 củ khoai lang tím, 1 củ khoai lang vàng.
  • 150g rau muống, xà lách, húng thơm, bún tươi, bánh tráng.
Cách chế biến:
  • Làm nước chấm: Phi thơm dầu ăn, cho tương hột vào xào, tiếp đến cho bột mì, đường, tỏi vào đảo thật đều, nêm lại cho vừa ăn. Tắt bếp, cho hỗn hợp đó vào máy xay nhuyễn với ớt trái là xong.
  • Khoai lang gọt bỏ, luộc chín, thái sợi nhỏ. Rau muống bỏ lá, ngắt thành từng đoạn ngắn, rửa sạch. Xà lách, húng thơm rửa sạch, để ráo nước. Thịt nạc heo rửa sạch, luộc chín rồi thái lát mỏng.
  • Làm ướt bánh tráng, xếp xà lách, húng thơm, bún tươi, rau muống lên trên. Trên cùng là tôm chua, thịt luộc. Cuốn chắc tay để các nguyên liệu không bị rơi ra khi thái khúc.
  • Thái thành từng khúc như sushi Nhật, bên trên xếp thêm tôm chua, ăn kèm với nước chấm tương đậu.
2. Cải xanh cuốn tôm thịt
cai-xanh-cuon-tom-thit
Nguyên liệu:
  • 100g thịt heo, 100g tôm tươi, 50g cải bẹ xanh, 100g giá, hành lá, tỏi băm, đường, 300g bún tươi, ớt tươi, 20g bột mì, 50g tương đậu, dầu ăn.
  • Làm nước chấm: Phi thơm dầu ăn, cho tương hột vào xào, tiếp đến cho bột mì, đường, tỏi vào đảo thật đều, nêm lại cho vừa ăn. Tắt bếp, cho hỗn hợp đó vào máy xay nhuyễn với ớt trái.
Cách chế biến:
  • Tôm luộc chín, bỏ vỏ. Thịt heo luộc chín, thái lát. Hành lá chần sơ qua nước sôi, các loại rau nhặt và rửa sạch.
  • Đặt lá cải lên đĩa, cho bún và giá lên trên. Tiếp đến cho thịt, tôm, rau thơm các loại lên trên, cuốn tròn lại và buộc chặt lại bằng lá hành.
  • Món cuốn cải bẹ xanh rất dễ chế biến, nhanh, gọn lẹ, thích hợp cho bạn làm món đổi vị cho gia đình bạn.
3. Cuốn rối ngon miệng
cuon-roi-ngon-mieng
Nguyên liệu:
  • 1 củ cà rốt, 1 củ su su, 10 cây nấm đông cô, 2 xấp bánh tráng để cuốn.
  • 2 bìa đậu phụ non, các loại rau như: húng quế, húng thơm, húng lủi, xà lách, nước tương, ớt trái.
Cách chế biến:
  • Cà rốt, su su gọt vỏ, rửa sạch. Nấm đông cô ngâm nước nóng cho nở, cắt bỏ cuống. Cho cà rốt, su su, nấm đông cô vào luộc vừa chín, vớt ra để nguội rồi thái sợi bằng đầu đũa.
  • Đậu phụ chiên vàng bốn mặt, thái sợi vừa ăn. Các loại rau nhặt và rửa sạch, để ráo nước.
  • Làm mềm bánh tráng, cho các loại rau lên bên trên, tiếp đến xếp cà rốt, su su, nấm đông cô đã thái sợi lên. Sau cùng là đậu phụ, cuốn tròn lại. Ăn kèm món cuốn rối là nước tương pha ớt hoặc chén nước mắm ớt tỏi tùy ý bạn.
* Lưu ý: Nếu thích ăn thịt và bún tươi, bạn có thể thêm vào món cuốn rối này.
4. Cuốn rau củ chay
cuon-rau-cu-chay
Nguyên liệu:
  • 5 lá bắp cải tím, 5 lá bắp cải trắng.
  • 1 củ su su, 1 củ cà rốt
  • 1 miếng đậu hủ chiên vàng, hành lá.
Cách chế biến:
  • Cà rốt, su su gọt vỏ, rửa sạch rồi thái sợi rồi luộc chín. Cải tím, cải trắng, hành lá rửa sạch chần sơ qua nước sôi. Đậu phụ thái sợi. Chao lấy khoảng 4 miếng, cho 1 thìa cà phê đường, 1 thìa ca phê ớt sa tế vào rồi đánh tan.
  • Trải lá cải tím hoặc cải trắng ra đĩa, cho cà rốt, su su và đậu phụ lên trên rồi cuộn tròn lại. Lấy hành lá cuộn chặt lại bên ngoài. Bắp cải cuốn rau củ ăn kèm với nước chấm chao là món ăn chay ngon miệng, thích hợp cho bạn trong mùa Vu Lan báo hiếu.
Chúc các bạn thành công!
(Nguồn: Cuốn N Roll)

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Những loại bánh ngon Việt Nam có tên kỳ lạ

Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/am-thuc/nhung-loai-banh-ngon-viet-nam-co-ten-ky-la.html
Ẩm thực Việt Nam có những món bánh dân dã với cái tên lạ tai nhưng hương vị vô cùng hấp dẫn.
Nhung-loai-banh-ngon-Viet-Nam-co-ten-ky-la_1
Bánh gật gù. Đây là món bánh phổ biến với người dân huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Để tráng bánh gật gù, người thợ làm bánh cũng phải là tay quen, để pha bột sao cho không đặc mà cũng không bị loãng quá. Bánh tráng xong trong, mềm, dẻo cầm chấm với nước mắm nguyên chất, chưng cùng với mỡ gà, hành phi, ớt, rất thơm ngon và hấp dẫn.
Nhung-loai-banh-ngon-Viet-Nam-co-ten-ky-la_2
Bánh uôi. Bánh uôi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Nguyên liệu chính để làm nên loại bánh thơm ngon này là bột gạo nếp nương. Bánh uôi có hai loại bánh nhân mặn và bánh ngọt. Bánh được gói với lá chuối đã được phơi cho tái hoặc hơ qua lửa, làm như vậy khi gói lá sẽ không rách mà bánh cũng vì thế mà thơm hơn. Bánh rất thơm, dẻo, vỏ bánh trắng ngần, nhân bánh ngọt mát từ đậu xanh hay hạt nho nhe. Nếu thưởng thức những chiếc bánh mặn, bạn sẽ thấm được hương sắc núi rừng trong từng chút thịt được gói trong bánh.
Nhung-loai-banh-ngon-Viet-Nam-co-ten-ky-la_3
Bánh tro. Bánh tro còn được biết đến với cái tên khác như là bánh gio, bánh nẳng, thường được bày bán trong các dịp Tết Đoan Ngọ. Bánh tro có hình thuôn, dài. Món bánh tro làm từ loại nếp đều hạt, thơm, nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng mùi khói bếp. Khi bóc lớp vỏ bên ngoài sẽ lộ ra một lớp thịt bánh có sắc vàng pha nâu trong trẻo, óng ánh tới mức nhìn rõ dáng hình hạt gạo nếp cái hoa vàng nở đều tăm tắp. Bánh mềm mịn, man mát hòa quyện với vị ngọt của mật mía rồi tan ra, ôm trộn cả vị giác.
Nhung-loai-banh-ngon-Viet-Nam-co-ten-ky-la_4
Bánh răng bừa. Nghe cái tên thật lạ thật hay mà hương vị của nó cũng thật thơm ngon, thú vị. Bánh răng bừa có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá. Nguyên liệu làm bánh răng bừa chính là gạo tẻ. Khi làm, người ta phải chọn loại gạo dẻo. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Còn nhân bánh là tổng hòa của các hương vị từ hành khô, mộc nhĩ, thịt ba chỉ, hạt tiêu, gia vị.
Nhung-loai-banh-ngon-Viet-Nam-co-ten-ky-la_5
Bánh nậm. Cái tên nghe thật kỳ lạ, chẳng thể cắt nghĩa. Bánh nậm làm bằng bột gạo, nhân tôm và gói bằng lá dong. Bột gạo hòa tan với nước, nêm thêm bột ngọt, muối, bắc lên bếp khuấy đều. Khi bột đã nhuyễn và dẻo lấy muỗng trải ra tấm lá dong, bột có màu trắng, dẻo. Sau đó rắc lên mặt bánh một lớp nhân tôm, thịt (bánh chay thì dùng nhân đậu xanh). Gói bánh lại đem hấp khoảng 10 phút. Bánh nậm chấm với nước mắm mặn, ớt cay.
Nhung-loai-banh-ngon-Viet-Nam-co-ten-ky-la_6
Bánh ướt. Tuy có cái tên lạ tai và có vẻ ướt át nhưng món ngon này lại không hề như vậy. Bánh được chế biến bằng bột gạo, hình tròn, mỏng, có bán sẵn ở chợ. Rất đơn giản, có thể làm bánh ướt không nhân, chấm với nước mắm ớt chanh tỏi. Cầu kỳ hơn, còn các món khác như: bánh ướt tôm chấy, bánh ướt thịt nướng, bánh ướt thịt lợn… Mỗi món cần có một thứ nước chấm được pha chế khác nhau.
Nhung-loai-banh-ngon-Viet-Nam-co-ten-ky-la_7
Bánh vạc. Bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam). Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo, nhưng để có được dĩa bánh vạc như ý thì bột gạo phải được lọc đi lọc lại nhiều lần. Nhân bánh vạc chủ yếu làm từ tôm tươi, hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm… tất cả được xào chín theo kiểu truyền thống, hoặc để sống theo cách làm hiện nay. Bột lấy lượng vừa khéo, cán mỏng, rồi cho nhân lên trên, ấn nhẹ để nhân dính chặt vào vỏ bánh. Xếp bánh vào vỉ hấp khoảng 5 - 7 phút, bánh chín sẽ trắng trong trông rất hấp dẫn.
Nhung-loai-banh-ngon-Viet-Nam-co-ten-ky-la_8
Bánh cóng. Bánh cóng (hay còn gọi bánh cống) là một món ăn khá nổi tiếng ở hầu khắp chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Bánh có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Bánh cóng nhìn cực kì đẹp mắt và hấp dẫn. Bánh ăn cùng với các loại rau thơm, rau sống như húng lủi, quế, xà lách, cải xanh… chấm nước mắm chua ngọt với gừng thái nhỏ, cải đỏ, cải trắng… khiến người ăn khó mà ngán được.
http://banhbeobi.com.vn
Theo Van Nguyen - Kiến thức

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Cách làm bánh bèo lứt

Nguồn:  http://banhbeobi.com.vn/am-thuc/cach-lam-banh-beo-lut.html
 
I. Bài 1:
Nguyên liệu: 5 phần ăn
1 ký gạo lứt, 100g nếp lứt, 100g bột sắn dây, 150g càrốt, 50g hành lá, 2 muỗng canh dầu mè.
banh beo lut
Cách làm:
Gạo lứt, nếp lứt ngâm khoảng ba tiếng, đem xay với nước. Cho bột sắn dây vào tô, quậy với nước lạnh, lóng bỏ cặn. Trộn các loại bột với hai muỗng càphê muối, hai muỗng canh dầu mè. Bắc xửng hấp lên bếp, hấp chén trước khoảng năm phút, sau đó múc bột cho vào chén hấp thêm 20 phút. Bánh chuyển sang màu nâu đỏ gạo lứt là chín.
Nhân: cà rốt bằm nhuyễn, hành lá cắt nhuyễn. Phi đầu hành cho thơm, cho cà rốt vào xào, sau đó cho hành lá vào đảo sơ, nêm ít muối. Món này ăn kèm với nước tương.
II. Bài 2:
banh-beo-lut Nguyên liệu:
+ Bạt bánh
-        Gạo lức:                     0,3kg
-        Bột lọc:                       0,1kg
-        Nước:                         1 lít
-        Dầu ăn:                   1 muỗng canh
+ Nhân bánh:
-        Khuôn đậu:                 ½ khuôn
-        Nấm sò:                      0,1kg
-        Cà rốt:                        0,1kg
-        Lá kiệu:                      0,1kg
-        Kiệu khô:                    0,1kg
-        Gia vị
+ Nước chấm; và dầu kiệu:
-        Nước tương:             3 muỗng canh
-        Nước lạnh:                 1 muỗng canh
-        Đường:                      ½ muỗng canh
-        Hạt nêm:                     ½ muỗng canh
-        Ớt nhỏ:                       2 quả
+ Gia vị: đường, nước mắm, hạt nêm
Cách làm:
+ Bạt bánh
Lấy hỗn hợp nước và gạo lức đem xay ® sau đó đem hỗn hợp rây.
Nêm 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng canh dầu ăn vào hỗn đó
® đỗ bột bánh bèo vào nghêu
+ Nhân bánh:
Đem băm nhuyễn hỗn hợp trên (bạt bánh)
Phi dầu cho hỗn hợp đã băm vào đảo chén
Nêm gia vị vừa ăn
+ Nước chấm và dầu kiệu:
Hòa 3 muỗng canh nước tương + 1 muỗng canh đường + 10 muỗng nước + ½ muỗng hạt nêm.
® Đem nấu sôi
Cắt nhỏ lá kiệu cho dầu nóng vào ® dầu kiệu
Bánh bèo chén cho vào 1 ít nhân, 1 ít dầu kiệu, 1 ít nước chấm, ớt.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bình dân như bánh bèo Phố Hội

Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/am-thuc/binh-dan-nhu-banh-beo-pho-hoi.html
banhbeophohoiĐối với khách du lịch, ngoài việc thưởng lãm cảnh đẹp, tìm hiểu tập quán những nơi đặt chân đến, phần lớn thời gian còn lại đều muốn thưởng thức các món đặc sản của địa phương. Bởi không chỉ đơn thuần là cách ăn uống, mà các món ăn đặc sản là cả nghệ thuật thưởng thức ẩm thực. Và điều quan trọng, ẩm thực ở một khía cạnh nào đó còn thể hiện văn hóa và truyền thống của những vùng miền mang nhiều màu sắc khác nhau.
Nghệ thuật ẩm thực ở phố cổ Hội An ngày nay đa dạng hóa với nhiều món ăn ngon, lạ miệng, từ sang trọng cho đến bình dân, từ món ăn Tây, Tàu, Ấn cho đến món Việt. Tuy nhiên, điều mà nhiều người tìm đến với ẩm thực Hội An là tìm đến những món ăn dân dã, những món ăn được bày bán trên vỉa hè, những món ngon đường phố. Trong số đó, có thể nói, bánh bèo là món ăn đầu tiên được nhắc đến với tất cả những gì dung dị, đời thường và phù hợp khẩu vị của đông đảo mọi người.
banhbeophohoi-1
Bánh bèo Hội An, như tên gọi của nó, nhỏ nhắn và đơn sơ, không đài các cung đình như bánh bèo Huế. Cả cái cách làm bánh cũng đơn giản không cầu kỳ. Nhưng để làm ra những chiếc bánh ngon, dẻo, vừa ăn, bắt mắt đòi hỏi vào công thức riêng biệt của mỗi quán. Bột gạo xay nhuyễn, cân đo vừa phải giữa lượng nước và bột, múc đổ vào từng chén sành con con, sau đó bỏ vào nồi hấp cho bánh chín. Thích nhất là những chiếc bánh được xoáy tròn ở giữa (giống hình đồng xu lõm xuống chỗ tâm bánh), những chiếc bánh như thế thường dai giòn và đủ độ chín tới. Bánh ngon còn phụ thuộc vào việc chế biến những nồi nhưn (còn gọi là nhân) khéo léo từ những con tôm đất băm nhỏ, xào với bột gạo, một số gia vị và hành lá Trà Quế băm nhỏ để cho ra một thức nhưn đặc đặc có màu đỏ gạch. Rưới thêm một ít hành phi, dầu ăn, và đặc biệt là vài cộng ram chiên giòn từ sợi Cao Lầu phơi khô. Muốn ăn ngon hơn một chút đúng kiểu Hội An, bạn cần có một chén nước mắm dìu dịu dằm với ớt xanh, cay cay thơm nồng.
banhbeophohoi-2
Thêm một điều đặc biệt là chỉ có ở Hội An bạn mới được thưởng thức bánh bèo ngọt. Ở khâu khuấy bột, người ta sẽ cho thêm một ít đường (một số nơi dùng đường bát nấu lên) để tạo ra những chiếc bánh có vị ngọt. Bánh ngọt mà lại ăn với nước nhưn mặn và nước mắm, hẳn bạn sẽ hơi lo lắng, nhưng cái cảm giác vừa lạ vừa tò mò ấy càng khiến bạn cho phép mình ăn thêm vài chén nữa.
Bánh bèo ở Hội An được bán chủ yếu trên các gánh hàng rong của các bà, các cô hoặc trong những quán nhỏ. Đi thành từng tốp bạn bè và thường so các chồng chén chất cao với nhau để xem ai là người ăn nhiều hơn cũng là một thú vui trong thưởng thức bánh bèo. Bạn cũng nên dùng các nĩa bằng tre (chứ không phải các loại thìa bằng inox) xiên qua lớp bánh bèo để tăng thêm cảm giác ngon miệng và lạ lạ khi dùng bánh bèo tại Hội An.
Dưới đây là gợi ý bảy quán bánh bèo bạn không thể bỏ qua khi đến Hội An:
1. Bánh bèo đẩy xe của cô Tại:
Tầm khoảng 3 giờ chiều, cái giờ bắt đầu cho những buổi “ăn hàng” thì hầu như ai cũng chờ đợi cô Tại đẩy xe bánh bèo đi ngang qua. Dọc đường Lý Thường Kiệt, qua Ngô Gia Tự, Trần Hưng Đạo và kết thúc trên đường Nguyễn Huệ, những buổi chiều thường là những lần hẹn hò và vây quanh xe bánh bèo của cô Tại.
banhbeophohoi-3
2. Bánh bèo cô Bảy gần bức tường cổ:
Dạo quanh phố cổ, bạn nên dừng lại chỗ  bức tường được chụp hình nhiều nhất ở Hội An để thưởng thức bánh bèo cô Bảy ngay góc đường Hoàng Văn Thụ. Ngồi quây quần bên mâm bánh vừa ngắm phố cổ, hàn huyên và nhâm nhi bánh bèo là cảm giác khó quên đối với du khách khi rời xa Hội An.
banh-beo-tuong-co1
3. Bánh bèo Rừng – số 17 đường Đinh Tiên Hoàng (gần chợ Tân An):
Phục vụ khách vào buổi sáng, bánh bèo là món điểm tâm nhẹ nhàng nhưng vẫn no lâu. Sở dĩ quán có tên gọi là Bánh bèo Rừng vì trước đây, muốn vào quán phải băng qua một cánh rừng nhỏ, xung quanh nhà cửa thưa thớt. Còn hiện tại thì quán nằm trong khu vực sầm uất đông dân của khu vực gần chợ Tân An.
banhbeophohoi
4. Bánh bèo cô Lan số 62 Phan Đình Phùng:
Bắt đầu bán khoảng tầm qua giờ trưa và kết thúc lúc 5-6 giờ chiều, quán còn bán thêm bánh nậm gói lá chuối. Có một điều đặc biệt là nhân bánh bèo của cô Lan có thêm đậu xanh, mùi vị thơm thơm rất dễ ăn.
banhbeophohoi-4
5. Bánh bèo cô Tú – hẻm bên cạnh Bệnh viện Thái Bình Dương (đường Phan Đình Phùng):
Cũng nằm trên đường Phan Đình Phùng và được bán vào buổi chiều, trong con hẻm nhỏ bên cạnh Bệnh viện Thái Bình Dương, bà chủ tên Tú là người rất dễ tính. Bánh bèo ngon mà theo nhiều người thì ăn mãi không thấy ngán.
banhbeophohoi-5
6. Bánh bèo chị Hà đường Nguyễn Tất Thành (bên cạnh café Cát Tiên):
Cách trung tâm phố cổ gần 4km về hướng Non Nước, quán bánh bèo của chị Hà nổi tiếng cả vùng Thanh Hà – Cẩm Hà và cả những người ghiền bánh bèo trong khu phố cổ. Được bán cả ngày, từ sáng sớm cho đến tối, lượng khách ra vào thường xuyên đã trả lời cho câu hỏi về mức độ hấp dẫn của món bánh bèo bình dân.
banhbeophohoi-6
7. Bánh bèo bà Tý đường Nguyễn Thị Minh Khai:
Đối diện   nhà cổ Phùng Hưng nổi tiếng bên cạnh Chùa Cầu (đường Nguyễn Thị Minh Khai) là quán bánh bèo buổi sáng của cô Tý. Quán là địa chỉ yêu thích của mọi lứa tuổi vì món ăn ngon và giá bình dân.
banhbeophohoi-7
Nguồn:  hoian-tourism.com