Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Cách làm bánh bèo miền trung kiểu Huế

Tự tay làm bánh bèo miền trung kiểu Huế, đây là món ăn dân dã thấm đậm tình quê hương, tình người và đã đi vào lòng biết bao thế hệ người con miền Trung dù xa quê đã lâu.

1. Nguyên liệu

- Bột gạo: 200g
- Bột năng: 30g, - 1 lít nước lạnh
- Tôm đồng: 400g
- Bóng bì: 200g
- Chén bánh bèo loại chén nhỏ như chén đựng gia vị.
- Ớt tươi, hành lá, nước mắm, đường, muối, dầu hạt điều.
cach-lam-banh-beo-mien-trung-kieu-hue-1
2. Cách làm bánh bèo miền trung kiểu Huế
- Đổ 2 loại bột gạo và bột năng vào tô lớn trộn đều sau đó cho thêm một ít muối trắng, đổ nước vào tô bột khuấy tới khi bột tan đều.
- Để hỗn hợp bột đó yên lặng trong khoảng 4 giờ trước để bột lắng xuống và dai hơn.
- Giữ bột trong trạng thái yên tĩnh dùng môi mỏng chắt bỏ phần nước trong nổi lên trên tới khi hết, cho vào tô bột một lượng nước ấm bằng lượng nước đã múc bỏ đi.
cach-lam-banh-beo-mien-trung-kieu-hue-2- Thoa đều một lớp dầu ăn vào lòng chén bánh bèo, xếp chén vào nồi hấp và bắt đầu hấp cho tới khi chén nóng lên. Khuấy đều âu bột, dùng môi mục bột đổ bột đổ lần lượt vào chén và tiếp tục hấp cho tới khi bột chín.
- Hấp trong khoảng 7 phút, mở nắp ra thấy bánh chuyển sang màu trắng đục là bánh đã chín. Bóng bì rửa sạch thái thành từng miếng nhỏ vụn và đem chiên vàng. Tôm đồng rửa sạch, luộc chín sau đó bóc bỏ vỏ tôm, giã tôm hơi dập. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu vào đun nóng, tiếp tục cho tôm đã giã lên xao khô cùng dầu hạt điều, muối đến khi tôm khô, tơi và có màu vàng đẹp mắt là được.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Làm nóng chảo với ít dầu, đợi dầu sôi thì cho hành lá vào, trộn đều tới khi lá hành tái để làm mỡ hành.
- Rắc tôm đồng xao khô, và bóng bì chiên vàng lên chén bánh bèo đã hấp chín, tiếp tục rưới mỡ hành lên trên. Món bánh bèo ăn nóng, trước khi ăn rưới thêm nước châm mắm ớt chua ngọt.
cach-lam-banh-beo-mien-trung-kieu-hue-3
- Khi dùng, rắc ít tôm chấy lên bề mặt bánh bèo, thêm da heo chiên, chan nước mắm có pha ớt là bạn đã có đĩa bánh bèo dân dã nhưng rất ngon.
Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/banh-beo/cach-lam-banh-beo-mien-trung-kieu-hue.html

Món cuốn ngon nổi tiếng ba miền

Hà Nội có phở cuốn trắng ngần thì các tỉnh thành phía nam có món gỏi cuốn bình dân, đơn giản. Khắp nơi trên dải đất hình chữ S, người ta đều có thể tìm cho mình một món cuốn ngon.
Dưới đây là 5 món cuốn nổi tiếng và được nhiều người yêu thích nhất từ ba miền đất Việt.
1. Phở cuốn
Anh-1-4525-1395993988.jpg
Phở cuốn được người Hà Nội yêu thích. Ảnh: Flickr
Phở cuốn là một món ăn độc đáo của người Hà Nội. Tuy không ra đời cùng thời gian với phở nước nhưng phở cuốn lại nhanh chóng trở thành món ăn chơi yêu thích của nhiều người. Chế biến phở cuốn cũng không quá phức tạp, cầu kỳ. Thịt bò thái miếng mỏng ướp các gia vị như hành, tỏi, dầu hảo, tiêu, bột ngọt, hạt nêm. Hành tây thái miếng mỏng, cho vào chảo phi thơm sau đó đổ thịt bò đã ngấm đều gia vị vào đảo đều tay, vừa chín tới thì bắc xuống.
Bánh phở trắng tinh được trải ra sau đó đặt rau mùi và xà lách đã rửa sạch cùng thịt bò xào vào giữa rồi cuốn đều tay. Phở cuốn ngon ở thịt bò đậm đà kết hợp cùng bánh phở và rau sống vừa miệng, nhưng nước chấm mới là điều khiến phở cuốn nổi tiếng vì vị ngon hơn cả.
Nước chấm phở cuốn có đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt và phải thơm để chỉ ngửi thôi là đã khiến khách phải thích thú, thèm thuồng. Trong bát nước chấm ấy cũng phải được thả những miếng đu đủ được cắt tỉa khéo léo để tăng độ ngon cũng như thẩm mỹ của món ăn này.
2. Nem tai
Anh-2_1395994018.jpg
Nem tai ăn khá lạ miệng. Ảnh: Flickr
Vốn là đặc sản của Nam Định nhưng món nem tai nhanh chóng trở nên phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Đúng như tên gọi, nem tai có thành phần từ tai lợn luộc chín sau đó thái thật mỏng rồi trộn cùng thính, lá chanh và ớt thái mỏng. Thính là hỗn hợp được làm từ đỗ xanh, đỗ tương, gạo nếp và một số gia vị khác xay nhuyễn sau khi rang vàng. Khi ăn, tai đã trộn thính và các gia vị được đặt trong một chiếc bánh đa nem cùng lá sung, đinh lăng và lá mơ tam thể rồi cuốn lại chấm với nước chấm chua ngọt.
Vị giòn giòn, sần sật của tai lợn được luộc chín tới, vị bùi của thính, vị hăng, chát của các loại lá quyện với nhau trong một chiếc bánh đa nem chấm cùng nước chấm khiến người ăn thích thú, nhớ mãi không quên.
3. Cuốn thịt nướng
Anh-3-9690-1395994570.jpg
Xứ Huế nổi danh với cuốn thịt nướng thơm lừng. Ảnh: Flickr
Cuốn thịt nướng là món ăn độc đáo của xứ Huế được làm từ bánh ướt, thịt heo ba chỉ và một số loại rau. Cuốn thịt nướng nhìn qua có vẻ giống phở cuốn của miền Bắc nhưng khi thưởng thức, khách mới cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng. Thịt bò và thịt heo ba chỉ thái lát mỏng ướp với sả, hành tỏi giã nhỏ, gia vị và mè rang chin. Thịt sau khi ngấm đều gia vị được nướng trên than hồng cho tới khi tỏa mùi thơm hấp dẫn.
Khi ăn, khách đặt rau thơm và thịt nướng vào giữa tấm bánh tráng ướt rồi cuốn lại chấm cùng nước tương. Cái hấp dẫn ở thực khách ở cuốn thịt nướng phần nhiều nằm ở bát nước tương đậm đà. Gan heo, tỏi băm nhỏ rồi cho vào chưng cùng nước tương, mè và đường. Nghe thì đơn giản nhưng để có được bát nước tương ngon cũng cầu kỳ, tốn công người làm. Chẳng thế mà không phải ở đâu cũng có thể tìm được những đĩa cuốn thịt nướng thật ngon.
4. Ram cuốn cải
ramcuoncai
Vị rau cải đắng kết hợp cùng phần nhân ngon tuyệt. Ảnh: Flickr
Khách đến Đà Nẵng mà chưa một lần nếm thử món ram cuốn cải thì chuyến đi vẫn chưa được trọn vẹn. Đây là một món ăn được người dân Đà Nẵng rất ưa chuộng. Cũng như cuốn thịt nướng Huế, phần nhân của ram cuốn bao gồm thịt, miến và nấm mèo bằm nhỏ đã trộn đều gia vị. Hỗn hợp nhân này được đặt vào giữa của bánh đa nem cùng rau sống và đặc biệt không thể thiếu rau cải đã rửa sạch. Ram cuốn cải được chiên vàng trong dầu nóng, khi ăn chấm kèm nước chấm cay, ngọt và nộm đu đủ, cà rốt thái sợi mỏng.
5. Gỏi cuốn
Anh-5-2535-1395994572.jpg
Gỏi cuốn ăn cùng tương đen có rắc đậu phộng rang. Ảnh: Flickr
Gói cuốn là món ăn vặt rất được yêu thích tại Sài Gòn. Món ăn bình dân này có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trong thành phố, từ vỉa hè, các khu chợ, quán ăn bình dân cho tới những nhà hàng sang trọng.
Cách làm gỏi cuốn khá đơn giản, như chính cái tên của nó. Thịt heo ba chỉ luộc chín thái miếng vừa ăn, tôm luộc chín lột vỏ, rau thơm, lá hẹ rửa sạch cắt miếng vừa cuốn. Gói cuốn cũng được cuốn từ bánh tráng có đặt các phần nhân đã chuẩn bị sẵn vào giữa. Món gỏi cuốn ngon không chỉ từ phần nhân vừa vặn, bánh tráng không quá cứng, quá dai mà còn ở phần nước chấm cùng.
Nước chấm ăn gỏi cuốn có nhiều loại nhưng riêng người Sài Gòn ăn gói cuốn cùng tương đen có rắc một chút đậu phộng lên trên. Bát nước chấm không quá mặn, vị béo ngậy của đậu phộng rang được ăn cùng miếng gỏi cuốn vừa vặn quả là sự kết hợp đúng điệu. Chẳng thế mà món ăn này nhanh chóng trở thành món yêu thích của nhiều du khách nước ngoài khi tới Sài Gòn du lịch.
Đỗ Huyền

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Chế biến nhanh bột làm bánh cuốn

Bánh cuốn vốn dĩ là một món ăn bình dân nhưng làm bánh cuốn thì cũng không phải “dễ như trở bàn tay”. Cái khó nhất trong quá trình làm bánh cuốn là khâu “pha chế bột”. Trước đây, để làm bột bánh cuốn thì cực lắm. Ngâm, xay gạo, pha nước với bột, v.v..
Tất cả đều phải có kinh nghiệm, đúng liều lượng và gần như đây là một kinh nghiệm được “cha truyền con nối”. Bởi lẽ, pha bột không đúng thì bánh sẽ bị nhão, cứng hoặc chua. Sau đây, xin mách bạn một cách “chế biến nhanh” bột làm bánh cuốn.
bot-banh-cuon-6Đó chính là Bột bánh cuốn truyền thống Hương Xưa . Kết hợp công thức truyền thống với công nghệ sản xuất của Nhật Bản, bột bánh cuốn trộn sẵn này có chất lượng rất tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Loại bột làm bánh cuốn này rất tiện dụng cho người nội trợ.
Với thành phần chủ yếu gồm bột gạo, tinh bột và muối, bột bánh cuốn có mã sản phẩm BC-120 do Công ty liên doanh Bột quốc tế Intermix sản xuất - thương hiệu Mikko nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận và tín nhiệm. Có sản phẩm này, bột làm bánh cuốn được chế biến hoàn tất trong tích tắc dăm phút.
Chỉ cần pha một gói bột bánh cuốn truyền thống Hương Xưa 220gr với 500ml nước, 2 muỗng cà phê dầu ăn, khuấy cho tan đều rồi để yên bột trong vòng 20 đến 30 phút. Bột làm bánh cuốn Hương Xưa làm ra sản phẩm bánh cuốn trong, trắng mịn và khá dai. Nói chung, làm bánh cuốn từ bột bánh cuốn truyền thống Hương Xưa cũng cho ra bánh cuốn ngon y như theo kiểu pha bột truyền thống.
bot-banh-cuon-9Điểm đặc biệt và đột phá nhất của bột làm bánh cuốn pha sẵn này là chẳng cần đầu tư sắm sửa nồi, lưới tráng bột, chỉ với một chiếc chảo không dính thì giả, trẻ, lớn, bé ai cũng làm được bánh cuốn. Thực tế cho thấy với bột làm bánh cuốn Hương Xưa, cả các “anh nội trợ” cũng làm được món bánh ngon này. Để trổ tài “ông xã”, các chị em hôm nào hãy mua thử bột bánh cuốn truyền thống Hương Xưa xem, để “ông xã” có dịp trổ tài, cũng nấu ăn giỏi như ai.

Phần vỏ bánh đã chu chỉnh thì việc còn lại chỉ là làm nhân theo ý thích. Cũng bấy nhiêu đó nguyên liệu như tôm, thịt, nấm tai mèo, củ sắn (củ đậu), hành tím... thêm vào tí gia vị là có nhân ngon. Đặc biệt là bánh cuốn làm từ bột bánh cuốn Hương Xưa mà dùng với thịt heo quay hoặc chả thì ngon tuyệt.
Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/banh-cuon-banh-uot/che-bien-nhanh-bot-lam-banh-cuon.html

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Lạ miệng với bánh bèo xứ Quảng

Bánh bèo là một loại bánh dân dã nhưng rất nổi tiếng của người dân miền Trung, đi đến đâu bạn cũng có thể thưởng thức món ăn này. Tùy vào từng vùng mà món ăn được biến tấu khác nhau. Cũng làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chén nhỏ nhưng thay vì ăn với tôm cháy, bánh bèo Quảng Nam lại được phủ một lớp nhân màu đỏ gạch hơi sánh. Tuy nhiên, bánh bèo chén vẫn giữ được những nguyên tắc chung như làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chiếc chén nhỏ, ăn kèm với nhân, nước chấm pha ngọt và hơi cay.
Có hình thức giống bánh bèo chén xứ Huế nhưng bánh bèo của người Quảng được đổ dầy hơn, phần nhân cũng được làm sánh tạo nên nét riêng biệt của món ăn.
Bánh bèo chén xứ Quảng cũng không có gì khác so với bánh bèo chén xứ Huế hay các tỉnh miền Trung khác. Nhưng điểm làm nên sự khác biệt chính là phần nhân sánh và hơi béo của món ăn này. Cũng được làm từ tôm nhưng lại không cháy khô như bánh bèo xứ Huế, phần nhân bánh bèo được chế biến từ thịt nạc xay, tôm bằm nhuyễn, nấm mèo thái nhỏ… tất cả được hòa chung với nhau tạo thành một loại nước sốt sệt rất thơm ngon và vừa ăn.
banh-beo-xu-quang-2
Phần bánh cũng được đổ dầy hơn, mềm dai và thơm ngon. Những chén bánh bèo nóng hổi, trắng tinh được lấy ra từ nồi hấp. Chủ quán sẽ thoa lên một lớp dầu phụng, tiếp đến là phần nhân, hành phi và mang ra cho thực khách. Từng chén bánh bèo với màu đỏ gạch đặc trưng của nhân thật hấp dẫn. Ăn bánh bèo chén không thể thiếu chen nước mắm được pha đậm đà với vị cay xé lưỡi đặc trưng của người miền Trung.
Ăn bánh bèo chén ngon nhất là trong những ngày mưa phùn trời hơi se lạnh. Rưới đều nước mắm ngọt lên chén bánh bèo đang bốc khói, dùng thìa xắn thành từng phần nhỏ rồi cho vào miệng. Lớp bột bánh mềm dai, phần nhân sánh hơi béo hòa trong nước mắm đậm đà thật kích thích vị giác.
banh-beo-xu-quang-3
Đường Trần Mai Ninh, phường 12, quận Tân Bình, TP HCM là khu vực tập trung nhiều quán bán món ăn này nhất, bạn có thể ghé đến quán bánh bèo xứ Quảng ở địa chỉ 64, 68 hoặc 76 để nếm thử hương vị thơm ngon, lạ miệng của món ăn này. Quán bán từ 6h30 đến 21h hằng ngày. Mỗi chén bánh bèo ở đây có giá 2.000 đồng.
Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/am-thuc/la-mieng-voi-banh-beo-xu-quang.html

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Cách làm bánh bèo chay cực ngon


banhbeochaytc7Bạn đã quen với bánh bèo bì, bánh bèo nhân thịt, bánh bèo  tôm chấy thì hôm nay thay vì làm bánh bèo mặn thì bạn hãy thử vào bếp làm món bánh bèo chay để đổi khẩu vị xem sao. Không kém phần hấp dẫn với bánh bèo nhân mặn đâu nhé.
1. Nguyên liệu:
•    1 bát con bột gạo tẻ
•    1 thìa canh bột năng (nếu muốn ăn bột dai nhiều bạn tăng lượng bột năng và giảm lượng bột gạo)
•    1 thìa nhỏ muối
•    1 bát con nước lọc (dùng bát đong bột gạo đong nước)
•    1,5 bát con nước sôi nóng già
•    Phần nhân: 1/2 bát con đỗ xanh đã xát vỏ, muối, dầu điều để tạo màu
•    Bánh mỳ
•    Hành barô, dầu ăn
•    Nước mắm chay, đường, nước lọc, ớt quả.
2. Cách làm:
banh-beo-chen-1
•    Hòa tan bột năng và bột gạo, thêm muối vào, trộn đều.
•    Chế từ từ bát con nước lọc, vừa chế vừa dùng muôi khuấy đều.
•    Đổ từ từ nước sôi nóng già, dùng muôi khuấy đều, dùng màng thực phẩm, đậy kín, để qua đêm hoặc để từ 10 đến 13 tiếng.
•    Hôm sau bạn sẽ thấy phía trên bề mặt bột có lớp bột chua màu trắng trong, bạn lọc đổ bỏ nước bột chua, đổ bao nhiêu nước bột chua thì bạn thay thế vào bấy nhiêu nước ấm. Khuấy nhẹ tay, để khoảng 15 phút trước khi đổ bánh.
•    Khuôn thoa dầu ăn, xếp khuôn vào xửng hấp, nước ở xửng sôi già bạn mới châm bột vào khuôn, đậy kín nắp, thỉnh thoảng dùng khăn sạch lau nước đọng trên thành nắp. Hấp từ 6 đến 8 phút, bánh nổi trong là chín.
•    Bạn có thể dùng bát nhỏ hay khuôn chuyên dụng để đổ bánh bèo.
•    Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm đậu vào âu nước có pha một ít muối, ngâm khoảng từ 1-2 tiếng.
•    Đỗ xanh sau khi ngâm, bạn cho vào chõ hấp chín.
•    Đậu chín bạn để nguội, cho vào cối giã mịn.
•    Đun nóng một ít dầu điều, cho đỗ xanh vào đảo đều, lửa nhỏ.
•    Đến khi đỗ xanh tơi mịn, bạn nêm vào một ít muối cho vừa ăn.
•    Bánh mỳ cắt hạt lựu lớn.
•    Đem bánh mỳ ra phơi nắng khoảng 3-4 tiếng sau đó rán bánh mỳ vàng đều hoặc có thể cho vào lò nướng, nướng ở nhiệt độ 160 độ C 5-10 phút đến khi bánh mỳ vàng đều.
•    Bạn cất vào lọ sạch, để giữ độ dòn cho bánh mỳ.
•    Hành barô lấy phần hành xanh trộn vào một ít dầu ăn, cho vào lò vi sóng quay 30 giây cho hành chín sơ.
•    Phần nước chấm: bạn có thể dùng nước mắm chay pha với đường, nước lọc theo tỷ lệ 1 nước mắm chay, 1 đường, 2 nước lọc, nước chấm dùng với bánh bèo thường có vị ngọt, và bạn pha nhiều cất vào tủ lạnh dùng dần.
•    Bánh bèo sau khi chín, có thể xếp ra đĩa hay để nguyên trong bát nhỏ, dùng thìa phết một ít dầu ăn và hành barô ở bước 11 lên bề mặt bánh bèo, rắc một ít đỗ xanh và bánh mỳ, dùng kèm với nước chấm ớt đã pha.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món bánh bèo chay !
Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/banh-beo/cach-lam-banh-beo-chay-cuc-ngon.html

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Thưởng thức món bánh bèo phố cổ Hà Nội

Chuyện kể rằng, bánh bèo phố cổ Hà Nội có từ gánh hàng rong của người phụ nữ tên Dung người Nam Định. 13 năm chị lên Hà Nội là 13 năm rong ruổi với gánh hàng trên những con đường quanh khu phố cổ Hà Nội…thuong-thuc-mon-banh-beo-pho-co
Bánh bèo vốn rất quen thuộc với người dân Việt Nam (đặc biệt là những người dân miền Trung) bởi hương vị đồng quê nhuần khiết và hiền lành. Trước kia trong mỗi buổi chợ, dù là chợ phiên nơi vùng quê hay những buổi chợ hàng ngày nơi thành phố dường như không bao giờ thiếu gánh hàng bánh bèo của các mẹ, các chị bán rong. Kẻ mua, người bán đi chợ ai ai dường như cũng phải dừng chân lại thưởng thức một đĩa bánh bèo dẻo thơm. Hà Nội tuy không phải là cái “nôi” nối tiếng của bánh bèo, nhưng Hà Nội được coi là đất “tứ phương hội tụ” chẳng của gì thức gì không có, không quen với người Hà Nội.
Món Bánh bèo cũng vậy. Ngoài những cái tên thương hiệu như bánh bèo Huếbánh bèo Quảng Nam, bánh bèo Nam Bộ, người dân Hà Nội nay có thêm cái tên nữa – bánh bèo phổ cổ Hà Nội. Đúng với cái tên gọi của mình, bánh bèo phố cổ Hà Nội” cũng có những đặc trưng riêng biệt với bánh bèo các miền khác. Tên gọi bánh bèo phố cổ xuất phát từ sự thân quen, yêu thích mà người Hà Nội đặt tên cho như thế.thuong-thuc-mon-banh-beo-pho-co-2
Chuyện kể rằng, bánh bèo phố cổ Hà Nội có từ gánh hàng rong của người phụ nữ tên Dung người Nam Định. 13 năm chị lên Hà Nội là 13 năm rong ruổi với gánh hàng trên những con đường quanh khu phố cổ Hà Nội. Đôi quang gánh nặng, lớp nilông mỏng che bụi, những cánh bánh bèo trắng muốt, mềm mại nằm ngủ ngon trên chiếc mâm giản dị, thoang thoảng mùi thơm của nhân nộm, của hành phi. Cứ chiều chiều, rất nhiều khách trên dãy phố Hàng Ngang, hàng Buồm… hay những ngõ nhỏ chằng chịt của nơi phố cổ Hà Nội lại ngóng trông bóng dáng cô hàng bánh bèo.
Bánh được làm bằng thứ gạo dẻo, qua một quá trình lọc, để đông rất công phu mới cho ra đời những lá bánh mỏng manh, trắng muốt được đặt trong chiếc chõ hấp lúc nào cũng nóng hổi, rồi rưới thêm mỡ hành và thứ nhân “độc chiêu” khác với bánh bèo Huế hay Quảng Nam. Đó là thịt nạc băm nhuyễn, trộn với nộm (gồm nấm hương, mộc nhĩ, củ đậu, đu đủ hoặc su hào, hạt tiêu, dầu hào xào chung). Mỗi đĩa bánh được điểm xuyết thêm một chút hành phi thơm vàng ươm. Một chút thôi để nó không quá nồng mà vẫn có hương thơm mời gọi quyến rũ. Rồi khách chỉ việc lấy đũa, gắp một miếng bánh bèo với chút nhân, chấm đẫm thứ nước mắm chua ngọt hấp nóng và rưới thêm hành mỡ phi thơm.
thuong-thuc-mon-banh-beo-pho-co-3Bạn có thể thưởng thức vị bánh bèo dẻo mềm, nhân nộm, hành phi thơm hấp dẫn đi kèm  thêm một đĩa rau sống xanh non, ngọt mát. Tất cả làm nên vị bánh bèo riêng mà người Hà Nội gọi cho nó một cái tên đặc biệt, trìu mến – bánh bèo phố cổ.
Những năm gần đây, phiên chợ đêm phố cố dường như rộn ràng thêm, thu hút hơn bởi gánh hàng bánh bèo chị Dung. Một gánh hàng nhỏ với vài ba cái mâm xung quanh và mấy chiếc ghế nhựa cho khách ngồi, nằm dọc con dường khách đi bộ đoạn ngã tư hàng Hàng Mã, hàng Điếu lúc nào cũng chất kín.
Du khách tham quan chợ đêm phố cổ Hà Nội, dù là rất thân quen rồi hay lần đầu thôi không ai không dừng chân ngó lại, một chút tò mò, thưởng thức và rồi thấy yêu thích. Cả những thực khách du lịch nước ngoài khó tính, chỉ quen với nhà hàng, khách sạn, đặc sản, ấy vậy mà khi nếm thử thứ quà thuần túy này ai cũng trầm trồ ấn tượng ngợi khen, để rồi mai này rời xa mang theo ấn tượng mới lạ, thi vị ấy đi muôn nơi.
Nếu ai không có dịp lên phố cổ muốn thưởng thức thì quà quê thơm ngon này có thể gọi điện đặt mua về ăn quây quần cùng gia đình bạn bè.
Link: http://banhbeobi.com.vn/am-thuc/thuong-thuc-mon-banh-beo-pho-co-ha-noi.html

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Cách làm bánh cuốn nóng đơn giản

Bánh cuốn nóng tuy phổ biến, trông đơn giản nhưng không phải ai cũng biết làm, mỗi người làm mỗi vẻ khác nhau. Yếu tố để đánh giá bánh cuốn ngon là ở màu sắc, độ dai và vị của bánh, nhất là bánh không đươc có vị chua. Vì thế bột và cách pha bột làm bánh rất quan trọng. Trên thị trường có nhiều loại bột để làm bánh cuốn, để đơn giản quy trình pha chế. Sau đây là bài hướng dẫn cách làm bánh cuốn tại nhà  với bộ bánh cuốn Hương xưa thương hiệu Mikko (bột trộn sẵn).
Ta có thể dùng chảo không dính để làm và có thể làm cả bánh mặn và bánh chay.
cach-pha-bot-lam-banh-cuon-31. Cách pha bột

Pha 1 gói 220gr cùng với 500ml và 2,3 muỗng cà phê dầu ăn (không cần nêm nếm bất cứ gia vị nào), khuấy tan đều hỗn hợp bột để bánh không bị bọt và láng mặt. Để yên hỗn hợp bột trong 30 phút. Sau đó  chuẩn bị nhân và đem tráng bánh.
Thành phần bột  đã có đủ bột, tinh bột và muối rất vừa ăn, khi pha bột cần lưu ý liều lượng nước càng chính xác càng đảm bảo độ ngon, độ dai của bánh.
2. Cách làm nhân
- Mộc nhĩ ngâm mềm, thái nhỏ. Hành tím băm nhỏ, hành tây thái hạt lựu nhỏ, hành lá thái nhỏ.
- Đun nóng ít dầu trong chảo rồi cho hành tím vào phi thơm, tiếp theo cho thịt vào xào khoảng vài phút. Cho tiếp mộc nhĩ, hành tây vào đảo đều, nêm nước mắm rồi xào tiếp cho đến khi nguyên liệu chín đều thì tắt bếp. Cho hành lá và hạt tiêu vào trộn đều rồi múc ra tô.
Cách làm bánh cuốn
Cách làm bánh cuốn nóng
3. Cách tráng bánh
- Pha bột bánh cuốn với 1 lít nước lạnh rồi để qua đêm cho lắng xuống, hôm sau gạn bỏ phần nước trong phía trên sang một cái cốc đong. Đổ nước mới đúng bằng lượng nước đã gạn bỏ, đun cho hơi nóng. Hòa đều với bột và thêm muối cùng dầu ăn, để tiếp khoảng nửa giờ rồi hãy tráng bánh.
- Dùng chảo không dính loại nhỏ cho lên bếp để lửa nhỏ vừa, chuẩn bị thêm khoảng 50ml dầu ăn để tráng chảo và tráng mâm đổ bánh.
- Khi chảo nóng thì phết vào mặt chảo một lớp dầu ăn thật mỏng, phần dầu còn thừa bạn nghiêng chảo đổ bớt đi. Múc vào chảo một muôi bột vừa đổ vừa cầm chảo quay tròn đều cho bột dàn khắp mặt chảo một lớp mỏng, xong rồi đậy nắp lại khoảng 30 giây cho bánh chín, sau đó mở nắp ra rồi để thêm 30 giây nữa cho bánh chín hẳn và ráo rồi cầm chảo đổ bánh ra mâm hay một cái đĩa to có phết nhiều dầu ăn để bánh khỏi dính.
- Cho nhân vào bánh rồi cuốn lại.
- Làm lần lượt như vậy cho đến khi hết bột và nhân. Bánh cuốn xong bày ra đĩa, ăn kèm với hành phi, giò lụa thái mỏng và nước mắm pha.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: http://banhbeobi.com.vn/banh-cuon-banh-uot/cach-lam-banh-cuon-nong-don-gian.html

Cách làm bánh ướt thịt nướng

Bánh ướt thịt nướngBánh ướt thịt nướng
Cũng từ một loại bột mà người dân ở các miền khác nhau đã nghĩ ra rất nhiều loại bánh khác nhau như bánh bèo, bánh bột lộc, bánh nậm,…trong đó 1 món xuất xứ từ Huế đó là bánh ướt thịt nướng. Món ăn này thuộc loại bình dân được chế biến từ bột gào, mỏng và hình tròn. Cách làm bánh ướt thịt nướng khá đơn giản:
Đầu tiên bạn cần phải có nguyên liệu:



200g thịt thịt nạc dăm cắt thành 10 thỏi dài cỡ ngón tay.
Gia vị ướp: xả xay, tỏi xay, nước mắm chấm Knorr, nước tương, đường, tiêu, dầu ăn, ruốc Huế, mè rang.
10 miếng bánh ướt cắt sẵn với kích thước 6×15 cm.
Rau thơm các loại để cuốn gồm: salad, húng cây, húng lủi.
Nguyên liệu để nấu tương kho:
- 50g thịt xay
- Tỏi, ớt bột
- Tương hột, bơ, đậu phộng
- Tương bần, đường, nước cốt me
Thực hiện :
1.  Gia vị:
Dùng gia vị  ướp với thịt, sau đó trộn đều để thấm khoảng 30 phút.
Thịt nướng vừa chín vàng cùng với lửa than.
2. Cuốn bánh ướt
- Bánh cần phải trải ra một bê mặt thật sạch.
- Rau để vào giữa bánh, thêm ít lá húng cây và 1 miếng thịt rồi cuốn tròn theo hình cuốn dài.
3. Nấu tương kho
50g thịt xay, dầu phi với tỏi vào sơ thịt cho thơm rồi xào sơ thịt lên. Ớt bột rắt lên xíu cho có màu đẹp. Sau đó xay thịt và tương hợt, bơ, đậu phụng nhỏ vừa ăn, nấu hỗn hợp lên cùng với tương bần, sôi vớt bọt, nêm đường, nước cốt me cho vị chua ngọt vừa ăn, nếu tương không có độ sánh thì có thể dùng một ít bột mì để tạo độ sánh.
Món bánh ướt thịt nướng này ăn cùng với tương kho thi thật hết ý.
Chúc bạn ngon miệng.
Link: http://banhbeobi.com.vn/banh-cuon-banh-uot/cach-lam-banh-uot-thit-nuong.html