Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

5 LOẠI BÁNH CUỐN HẤP DẪN

Nguồn : http://banhbeobi.com.vn/am-thuc/5-loai-banh-cuon-hap-dan.html

1. Bánh cuốn thịt truyền thống


Là thứ bánh quen thuộc với đại đa số người Việt Nam và là nỗi nhớ cồn cào với những ai xa quê cha đất tổ. Món bánh cuốn thơm nóng, dẻo dẻo ăn cùng lớp nước mắm mặn nhẹ làm cho món ăn thêm ngon phưng phức.
Bột làm bánh là thứ bột gạo được xay kĩ nên rất mịn. Sau khi làm chín bởi hơi nước, lá bánh sẽ được cuốn lại với nhân thịt, với mộc nhĩ và nấm hương đã được làm chín sẵn. Sau đó người làm bánh sẽ dùng thanh tre chia cuốn bánh đó ra làm các  khúc ngắn hơn và bày vào đĩa.
Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi...Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và chút hành khô trong đó.
cuon1
Bánh cuốn nhân thịt thơm ngon

Trời lạnh, một dĩa bánh cuốn thịt ngon lành nóng hổi được bưng ra cùng chén nước mắm ấm ấm. Dùng đũa gắp một cuốn và chấm cùng nước mắm, sẽ cảm thấy được độ thơm phưng phức của món ăn, lớp bánh sánh mịn hòa cùng vị nhân sần sật đậm đà, ăn khá thích thú.



2. Bánh cuốn trứng


Bánh cuốn trứng Lạng Sơn chỉ bao gồm trứng gà và thịt nạc kho được chà nhuyễn thành từng sợi nhỏ và nước canh là nước được ninh từ xương ống và cho thêm gia vị, hành, mùi, tiêu, ớt.
Nhiều nhà hàng còn dùng nước thịt kho cho vị đậm đà hơn. Trứng gà được hấp bên trong lá bánh, chín tái đủ để tạo một lớp màng mỏng quanh lòng đỏ, giúp trứng không bị vỡ. Khi thưởng thức, người dùng sẽ khéo léo đưa miếng bánh vào miệng làm sao để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng, hoà lẫn với nước thịt kho và những sợi thịt kho đã chà nhuyễn còn nóng và thơm ngon.

Món ăn này đòi hỏi những kĩ thuật rất khó của người làm bánh. Bột được trải ra khuôn vải rồi đóng nắp, chờ cho bánh vừa chín tới thì mở nắp ra rồi đập trứng gà lên lớp bánh. Cái hay cái khéo là người thợ tráng bánh phải đậy nắp lại và canh sao kịp lúc lớp lòng trắng đục lại và dính vào mặt bánh, còn lòng đỏ thì vừa chín tới độ lòng đào tạo thành lớp bọc mỏng giúp quả trứng không bị bể, thì mới mở nắp. Rồi dùng đũa dẹp chia bánh làm hai phần, khéo léo hất mép bánh cuộn lại ôm nhân trứng bên trong.
BanhCuonTrung
Quy trình để có một dĩa bánh cuốn trứng hấp dẫn

banh-cuon-doc-dao-tai-nha-hang-hat-gao-vang-anh-6
Một đĩa bánh cuốn trứng hấp dẫn mới ra lò


3. Bánh cuốn kiểu Hoa


Cũng là một hình thức biến tấu khác của món bánh cuốn truyền thống qua ẩm thực của người Hoa, món bánh cuốn kiểu Hoa cũng thu hút khá đông đảo thực khách do độ ngon và lạ miệng.
Là một đĩa ăm ắp các loại thức ăn khác nhau nhưng rất Việt Nam như: chả lụa, nem chua, bánh tôm phồng… được sắp xếp và dùng kèm với nước mắm mặn.
Khi ăn, thực khách có thể cảm nhận được vị đậm đà của nước mắm chảy dọc theo lớp bánh cuốn mềm mịn. Độ giòn thơm của lớp bánh tôm, độ sật sật của miếng chả lụa kèm theo một ít chua ngọt của món nem làm cho món ăn đạt được độ hoàn hảo.
Chả lụa thì xắt thành thanh vuông dày đầy đặn chứ không xắt miếng như thường thấy, ăn kèm với nem chua rất ngon.
BanhCuonNguoiHoa
Dĩa bánh cuốn kiểu hoa đầy ắp nhân thịt


4. Bánh cuốn thịt nướng



Vùng đất Kim Long của Huế vốn nổi tiếng với món bánh ướt thịt nướng, đã có mặt rất nhiều ở các vùng miền trên đất nước.Lớp bánh ướt được bao bọc bên ngoài viên thịt nướng và đem dùng chung với lớp nước sốt tương mặn mà kì lạ.
Bánh ướt cho món ăn này phải là loại bánh tráng được làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn và dùng ngay sau khi tráng phủ.
Thịt để nướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng, tẩm ướp gia vị kèm với mè. Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nướng trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Sauk hi đem nướng, thịt này được kẹp kèm với rau thơm, xà lách làm nhân để cuốn bánh ướt.
banhcuonthitnuong
Dĩa bánh cuốn đầy ắp thịt nướng thơm phức



5. Bánh cuốn cà cuống


Bánh cuốn được ăn với nước mắm cà cuống là cách ăn chuẩn xác nhất của món ăn này. Vốn là món ăn tồn tại hơn 30 năm tại đất Sài Gòn này, ít ai ngờ bánh cuốn nhân thịt chấm nước mắm cà cuống lại là món ăn của một người Bắc di cư vào Sài Gòn từ năm 1976 – bà Phạm Thị Chức.

Đến giờ, quán đã trải qua ba người kế nghiệp, nhưng vẫn giữ được những đặc trưng vốn có của thứ nước mắm cà cuống đặc biệt này. Là thứ tinh dầu được lấy trực tiếp từ bọng tinh dầu của con cà cuống, đem trộn với phần thịt rồi cho vào lọ nút kín. Để rồi đem pha trộn với nước mắm sẽ làm mùi thơm ngan ngát khó tả. Chấm một miếng bánh cuốn sẽ thấy cảm thấy được sự hòa quyện mùi vị thật tuyệt.

cacuong
Lọ cà cuống tạo nên linh hồn chén nước mắm đậm đà hương vị


Có thực khách, nhất là Việt kiều, ăn một mạch nhiều dĩa bánh cuốn, bởi vì độ ngon và vì hương vị gợi cho người ta nhớ về những kỉ niệm của bản thân.  Nhiều người nói, thứ nước mắm hơi thoảng nhẹ cà cuống bỗng dậy lên mùi thơm làm cho họ hơi bần thần, bởi cảm giác tưởng chừng như rất quen thuộc và day dứt. Và với những ai xa quê, thì nó lại càng cồn cào trong nhịp thở.

Chấm miếng thứ nhất, rồi lại chấm thêm miếng thứ hai, rồi không dừng được bởi mùi hương thơm ngon của món ăn.
foody-banh-cuon-ba-hoanh
Bánh cuốn cà cuống làm nức lòng thực khách
Có người vào đây ăn liền hai dĩa bánh cuốn kẻo phí nước chấm. Gần Tết là thời điểm đông Việt kiều vào ăn nhất vì chỉ về Việt Nam mới được ăn món này. Một vị khách Việt kiều còn ăn liền một lúc 3, 4 dĩa làm chủ quán mắt tròn mắt dẹt. Nhưng, có ai xa quê hương mới hiểu, tìm được hương vị ký ức còn mừng hơn bắt được vàng.

Người mô tả hương thơm cà cuống hay nhất từ trước tới nay có lẽ là nhà văn Thạch Lam, ông thấy mùi cà cuống trong tô phở “thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Quả vậy, một món ăn có chút tinh dầu cà cuống thơm nhẹ chứ không nồng, ngỡ như có, ngỡ như không, khó mà nắm bắt được. Chấm một miếng bánh cuốn vào bát nước mắm có cà cuống ngát hương, lại phải nhanh tay chấm miếng thứ hai để định vị cái mùi gì mà vẫn không sao nắm bắt được rõ ràng.
HỮU NGÂN  - FOODY.VN (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét